Bài đăng

#guitartheky16 #nhantogoquattrong #phattrienngheguitar #sanphamvothuong #amnhacvang #guitarclassic #guitarhistorical

#GuitarTheKy16 là một sản phẩm vô thường thể hiện tầm quan trọng của nó trong phát triển âm nhạc và nghệ thuật guitar trong thế kỷ XVI. #NhanToGoQuatTrong của guitar đã tạo nên hàng trăm tác phẩm, trong đó #GuitarClassic và #GuitarHistorical là những hình thức được ưa chuộng nhất. #PhatTrienNgheGuitar đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nghệ thuật này. Hãy đọc thêm bài viết tại #HocGuitarCoBan để hiểu rõ hơn về guitar ở thế kỷ 16.

Trong thế kỷ XVI có sự đóng góp của nhiều nhà soạn nhạc, nghệ sĩ guitar với số lượng hàng trăm tác phẩm, trong đó, hình thức được sử dụng nhiều nhất là fantasia galliarde. Recercar tuy không được sáng tác nhiều nhưng cũng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nhạc cụ.

Cấu trúc âm nhạc đơn giản, chủ yếu thường sử dụng hình thức đoạn đơn.

 

Fantasia là thuật ngữ được sử dụng trong suốt thế kỷ XVI để chỉ các tác phẩm âm nhạc có nguồn gốc xuất phát từ sự ngẫu hứng trong nghệ thuật, cho phép người  sáng tác tự do phát triển trí tưởng tượng, ý tưởng âm nhạc.

 

Trong nửa đầu thế kỷ, trường độ thường dùng là nốt trắng, đen, đơn nhưng tốc độ khá nhanh, khoảng từ andante cho đến allegretto.

Francesco da Milano (1497-1543), fantasia, 

Galliard là hình thức của điệu nhảy và âm nhạc thời Phục hưng, phổ biến trên khắp Châu Âu thế kỷ XVI với nguyên gốc từ nước Ý, đây là điệu nhảy được nữ hoàng Anh Elizabeth đệ I ưa thích. Nhà soạn nhạc John Dowland (1563-1626) đã viết một số tác phẩm ở thể loại này dành tặng bà như Queen Elizabeth's Galiard. Đặc trưng tiết tấu thường ở nhịp 3 như nhịp 6/8 và nhịp 3/4.

John Dowland (1563-1626), Qeen Elizabeth's Galiard, tr.6, 1. [phụ lục trang 155]

Độ dài bản nhạc ngắn, chủ yếu hình thức 2 đoạn đơn như: tác phẩm Gagliarda của tác giả Santino Garsi da Parma. Các đoạn nhạc thường được nhắc lại, hay dùng các giọng G, D, E. Âm nhạc chủ điệu, sử dụng kỹ thuật chạy ngón ở bè giai điệu kết hợp với các nốt bass có chức năng hòa âm.

ví dụ 3

Pierre Attaignant (1529), Galliarde, tr.1, 5. [phụ lục trang 156] Thường xuất hiện ly điệu, chuyển giọng và hòa âm của bậc 7 bình. H-E.

Các tác phẩm được viết theo hai hệ thống lên dây: E-A-D-F#-H-E và  E-A-D-G-

Nửa sau của thế kỷ XVI xuất hiện việc sử dụng các giọng thứ làm giọng chủ

VD: John Dowland, Dowland's first galliard.

Trong suốt thế kỷ XVI – XVII, thể loại âm nhạc ricercar gồm chủ điệu và phức điệu. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng đây là thể loại đóng góp lớn cho sự hình thành, phát triển âm nhạc chủ điệu, phức điệu của đàn guitar ở các thế kỷ sau,  nhất là những thủ pháp như mô phỏng và đối âm.

Ricercar thế kỷ XVI có nội dung nghệ thuật luôn gắn liền với nhà thờ do âm nhạc được lấy từ các bài thánh ca, tác phẩm phổ biến nhịp 2/2, hay ly điệu sang bậc V và kết ở giọng trưởng.

Khác biệt về cách thể hiện trong tác phẩm so với các thể loại khác là ricercar luôn hạ dây 3 từ sol xuống fa#, đây là nốt dây buông được sử dụng nhiều trong tác phẩm, điều này cho thấy tác phẩm thường nằm ở điệu thức có sự xuất hiện của nốt fa#.

Xuất hiện sự biến tấu giai điệu trong tác phẩm, đây là nền móng tạo nên thể loại biến tấu, phát huy sự thể hiện nội dung nghệ thuật đa dạng phong phú trên cây đàn guitar cũng như khả năng trình tấu đỉnh cao của các nghệ sĩ.

VD: Lần một, tác phẩm được trình bày:

vi dụ 4

Tính chất âm nhạc của thể loại galliard trong nửa sau thế kỷ không đơn giản chỉ mang tính chất nhảy múa như nửa đầu thế kỷ mà đã thể hiện nội dung nghệ thuật rõ ràng hơn, thể hiện những suy tư của tác giả, có những tác phẩm giai điệu đẹp, truyền cảm.

Học và hiểu rõ hơn về guitar phải học bài bản ngay từ đầu. Học kiểu cưỡi ngựa xem hoa với kiểu học nghề truyền nghề thì bạn chỉ chơi được những bài thầy dạy mà sẽ không thể đào sâu chuyên môn.

The post Guitar ở thế kỷ 16 XVI – nhân tố quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật guitar appeared first on Học Guitar Online.

Đăng nhận xét

© Hợp Âm Chuẩn. All rights reserved. Developed by Jago Desain